Ý nghĩa về mặt truyền thống, tâm linh, kiến trúc trong xây dựng nhà thờ họ
Việt Nam được biết đến là một quốc gia với nền văn hóa truyền thống lâu đời. Đặc biệt trong đó nhà thờ họ luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nếp nhà này và ý nghĩa của việc xây dựng nhà thờ .
Định nghĩa về nhà thờ họ cổ truyền
Nhà thờ họ là một trong những công trình kiến trúc mang tính chất tâm linh vô cùng quan trọng trong văn hóa người Việt. Là nơi thờ cúng tổ tiên của cả dòng tộc cho nên khi được xây dựng thì nhà thờ họ sẽ được đóng góp chung của cả họ. Là của cộng đồng dòng tộc nên mọi quy ước sinh hoạt đều dựa trên những nguyên tắc chung nhất , phù hợp nhất với từng họ.
Ý nghĩa của nhà thờ họ trong truyền thống người Việt
Nhà thờ họ giống như bảo tàng thu nhỏ của mỗi dòng họ. Nơi đây ghi lại những tên vị Tổ họ, những chiến tích lịch sử hào hùng, những nốt thăng trầm trong suốt chiều dài lịch sử mà đời các cha anh đi trước đã tạo nên, lưu giữ những bảo vật, những di tích và vật chứng sống được cả dòng họ giữ gìn. Nhà thờ này được xây dựng để thờ cúng tổ tiên của dòng họ được tính theo dòng của cha tức Phụ hệ. Trong dòng họ lớn sẽ bao gồm nhiều chi họ khác nhau, các chi này sẽ xây dựng nhà thờ chi họ. Đây là nơi giữ gia phả gốc, thờ Thủy Tổ là chi họ lớn còn được gọi là nhà thờ Đại Tôn.Nơi đây cũng để ghi tên những công danh, chiến tích hào hùng về lịch sử mà cha ông đã đi qua. Hơn nữa còn là nơi lưu giữ những bảo vật, di tích của cả dòng họ.
Vì thế mà căn nhà thờ từ đường có vai trò như kim chỉ nam hướng dẫn cho con cháu ngày một tốt hơn. Giáo dục con cháu về đạo đức “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Cội nguồn, gốc rễ của nhiều người là nơi sinh ra, là nơi lớn lên cùng biết bao thế hệ. Cùng với những không gian thân thuộc như cây đa, giếng nước, sân đình,...thì từ đường, hoành phi, câu đối là những điều đơn giản lớn lên cùng tuổi thơ của bao người. Đây cũng chính là nguồn cội, là nơi sau này khi bước chân thiên hạ đã mỏi, mỗi người được mong muốn trở về với bình lặng yêu thương. Đây cũng chính là ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần của nhà thờ họ mà mỗi người muốn xây dựng đều thấu hiểu.
Ý nghĩa của nhà thờ họ trong đời sống tâm linh người Việt
Xây dựng nơi để ông bà tổ tiên an nghỉ
Không bàn đến những ý nghĩa sâu xa hay phức tạp thì về cơ bản hiển nhiên chúng ta đã thấy được ý nghĩa của việc xây nhà thờ họ của các gia chủ gần xa. Công trình này là nơi để thờ cúng ông bà tổ tiên nên ý nghĩa đơn thuần nhất chính là muốn có một nơi khang trang để ông bà an yên ở thế giới bên.
Mong muốn tạo nơi để ông bà có chỗ quay về, tề tựu sum vầy cùng con cháu, hưởng hương quả từ đời sau là một mong cầu “thiên kinh nghĩa địa”. Hiếu Đạo luôn là đạo nghĩa làm đầu của người dân ta, nên đây cũng là một việc làm dễ hiểu.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” ông bà tổ tiên có công ơn sinh thành dưỡng dục, cống hiến cho đời sau. Con cháu xây dựng nhà thờ để tưởng nhớ thờ phụng, dâng lễ tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những bậc tiền nhân.
Giúp “phát dương quang đại” cho dòng tộc
Bên cạnh những ý nghĩa này việc xây dựng từ đường còn có ý nghĩa phong thủy cực kỳ quan trọng đối với một dòng họ. Theo nhiều tích xưa kể lại, việc xây dựng nhà thờ tổ tiên đúng có thể thu hút vượng khí may mắn và xua đi những điềm xấu.
Đời trước xây nhà thờ tổ, đời sau thành vua là câu chuyện hoàn toàn có thật trong lịch sử. Bởi vậy có thể thấy nhà thờ họ có ảnh hưởng đến cả dòng họ dù là người Âm hay người Dương. “Tề gia trị quốc” là câu nói với ý nghĩa êm ấm trong gia đạo rồi mới nên nghiệp lớn.
Ý nghĩa trong kiến trúc của nhà thờ họ
Nhìn vào bất cứ nhà thờ họ nào, ta cũng có thể thấy, hai yếu tố công năng và kiến trúc tạo nên phong cách của một nhà thờ họ.
- Về kiến trúc, lối xây dựng nhà thờ họ mang đặc điểm vừa gần gũi với đời sống người dân, vừa tương đồng với các ngôi đền, miếu thờ khiến cho mỗi nhà thờ họ đều mang một ý nghĩa truyền thống sâu sắc.
- Về công năng, nhà thờ họ được xây dựng để thờ cúng tổ tiên, tỏ lòng thành kính.
Xây nhà thờ họ cần phải đảm bảo theo nguyên tắc chung đảm bảo lối kiến trúc văn hóa xưa nay của loại hình kiến trúc này. Kiến trúc kết cấu khung gỗ đơn giản, hình chữ Nhất nằm ngang, có 3 - 5 gian, mái ngói di lợp theo kiểu thu hồi văn bít đốc.
Ngoài kiểu nhà thờ họ chữ Nhất, chúng ta còn có các kiểu nhà thờ họ chữ Nhị, chữ Công, chữ Đinh, chữ Quốc. Kiểu mái cũng đa dạng hơn có thể là mái đao kiểu 4 mái, mái đao 8 mái, nhà thờ họ 2 tầng, nhà thờ họ 1 gian, 7 gian,...
Phần lớn mọi người thường chọn kiểu nhà thờ họ 3 gian 2 chái chữ Nhất. Trong các điều kiện quy mô lớn hơn thì người ta chọn xây dựng theo chữ Công, chữ Quốc. Nếu trường hợp quỹ đất giới hạn thì chọn kiểu nhà thờ họ 1 gian chữ Nhất đơn giản.
Ngày nay tùy điều kiện gia đình mà nhiều người còn lựa chọn kết cấu bê tông cốt thép để xây dựng từ đường. Nhưng chúng ta nên giữ tối đa các lối kiến trúc cũ để đảm bảo tính trang nghiêm cho công trình thời cúng linh thiêng.
Nhà thờ họ là một trong những công trình kiến trúc mang tính chất tâm linh vô cùng quan trọng trong văn hóa người Việt. Là nơi thờ cúng tổ tiên của cả dòng tộc cho nên khi được xây dựng thì nhà thờ họ sẽ được đóng góp chung của cả họ. Là của cộng đồng dòng tộc nên mọi quy ước sinh hoạt đều dựa trên những nguyên tắc chung nhất , phù hợp nhất với từng họ.
Ý nghĩa của nhà thờ họ trong truyền thống người Việt
Nhà thờ họ giống như bảo tàng thu nhỏ của mỗi dòng họ. Nơi đây ghi lại những tên vị Tổ họ, những chiến tích lịch sử hào hùng, những nốt thăng trầm trong suốt chiều dài lịch sử mà đời các cha anh đi trước đã tạo nên, lưu giữ những bảo vật, những di tích và vật chứng sống được cả dòng họ giữ gìn. Nhà thờ này được xây dựng để thờ cúng tổ tiên của dòng họ được tính theo dòng của cha tức Phụ hệ. Trong dòng họ lớn sẽ bao gồm nhiều chi họ khác nhau, các chi này sẽ xây dựng nhà thờ chi họ. Đây là nơi giữ gia phả gốc, thờ Thủy Tổ là chi họ lớn còn được gọi là nhà thờ Đại Tôn.Nơi đây cũng để ghi tên những công danh, chiến tích hào hùng về lịch sử mà cha ông đã đi qua. Hơn nữa còn là nơi lưu giữ những bảo vật, di tích của cả dòng họ.
Vì thế mà căn nhà thờ từ đường có vai trò như kim chỉ nam hướng dẫn cho con cháu ngày một tốt hơn. Giáo dục con cháu về đạo đức “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Cội nguồn, gốc rễ của nhiều người là nơi sinh ra, là nơi lớn lên cùng biết bao thế hệ. Cùng với những không gian thân thuộc như cây đa, giếng nước, sân đình,...thì từ đường, hoành phi, câu đối là những điều đơn giản lớn lên cùng tuổi thơ của bao người. Đây cũng chính là nguồn cội, là nơi sau này khi bước chân thiên hạ đã mỏi, mỗi người được mong muốn trở về với bình lặng yêu thương. Đây cũng chính là ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần của nhà thờ họ mà mỗi người muốn xây dựng đều thấu hiểu.
Ý nghĩa của nhà thờ họ trong đời sống tâm linh người Việt
Xây dựng nơi để ông bà tổ tiên an nghỉ
Không bàn đến những ý nghĩa sâu xa hay phức tạp thì về cơ bản hiển nhiên chúng ta đã thấy được ý nghĩa của việc xây nhà thờ họ của các gia chủ gần xa. Công trình này là nơi để thờ cúng ông bà tổ tiên nên ý nghĩa đơn thuần nhất chính là muốn có một nơi khang trang để ông bà an yên ở thế giới bên.
Mong muốn tạo nơi để ông bà có chỗ quay về, tề tựu sum vầy cùng con cháu, hưởng hương quả từ đời sau là một mong cầu “thiên kinh nghĩa địa”. Hiếu Đạo luôn là đạo nghĩa làm đầu của người dân ta, nên đây cũng là một việc làm dễ hiểu.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” ông bà tổ tiên có công ơn sinh thành dưỡng dục, cống hiến cho đời sau. Con cháu xây dựng nhà thờ để tưởng nhớ thờ phụng, dâng lễ tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những bậc tiền nhân.
Giúp “phát dương quang đại” cho dòng tộc
Bên cạnh những ý nghĩa này việc xây dựng từ đường còn có ý nghĩa phong thủy cực kỳ quan trọng đối với một dòng họ. Theo nhiều tích xưa kể lại, việc xây dựng nhà thờ tổ tiên đúng có thể thu hút vượng khí may mắn và xua đi những điềm xấu.
Đời trước xây nhà thờ tổ, đời sau thành vua là câu chuyện hoàn toàn có thật trong lịch sử. Bởi vậy có thể thấy nhà thờ họ có ảnh hưởng đến cả dòng họ dù là người Âm hay người Dương. “Tề gia trị quốc” là câu nói với ý nghĩa êm ấm trong gia đạo rồi mới nên nghiệp lớn.
Ý nghĩa trong kiến trúc của nhà thờ họ
Nhìn vào bất cứ nhà thờ họ nào, ta cũng có thể thấy, hai yếu tố công năng và kiến trúc tạo nên phong cách của một nhà thờ họ.
- Về kiến trúc, lối xây dựng nhà thờ họ mang đặc điểm vừa gần gũi với đời sống người dân, vừa tương đồng với các ngôi đền, miếu thờ khiến cho mỗi nhà thờ họ đều mang một ý nghĩa truyền thống sâu sắc.
- Về công năng, nhà thờ họ được xây dựng để thờ cúng tổ tiên, tỏ lòng thành kính.
Xây nhà thờ họ cần phải đảm bảo theo nguyên tắc chung đảm bảo lối kiến trúc văn hóa xưa nay của loại hình kiến trúc này. Kiến trúc kết cấu khung gỗ đơn giản, hình chữ Nhất nằm ngang, có 3 - 5 gian, mái ngói di lợp theo kiểu thu hồi văn bít đốc.
Ngoài kiểu nhà thờ họ chữ Nhất, chúng ta còn có các kiểu nhà thờ họ chữ Nhị, chữ Công, chữ Đinh, chữ Quốc. Kiểu mái cũng đa dạng hơn có thể là mái đao kiểu 4 mái, mái đao 8 mái, nhà thờ họ 2 tầng, nhà thờ họ 1 gian, 7 gian,...
Phần lớn mọi người thường chọn kiểu nhà thờ họ 3 gian 2 chái chữ Nhất. Trong các điều kiện quy mô lớn hơn thì người ta chọn xây dựng theo chữ Công, chữ Quốc. Nếu trường hợp quỹ đất giới hạn thì chọn kiểu nhà thờ họ 1 gian chữ Nhất đơn giản.
Ngày nay tùy điều kiện gia đình mà nhiều người còn lựa chọn kết cấu bê tông cốt thép để xây dựng từ đường. Nhưng chúng ta nên giữ tối đa các lối kiến trúc cũ để đảm bảo tính trang nghiêm cho công trình thời cúng linh thiêng.