0984.030.989 0984.097.970

Nhà gỗ kẻ truyền – Niềm tự hào của thế hệ người dân Bắc Bộ

Kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền chính là niềm tự hào của biết bao thế hệ người dân Bắc Bộ Việt Nam. Đây được coi như là một nét đẹp của dòng kiến trúc văn hóa dân gian và được thừa kế, phát huy cũng như đẩy lên tầm thiêng liêng (còn cao hơn cả kiến trúc cung đình), thể hiện nét tôn giáo của người Bắc Bộ.
Đầu tiên hãy cùng Lê Gia Group tìm hiểu về nhà kẻ truyền truyền thống của Việt Nam.
Nhà gỗ kẻ truyền là gì?
Nhà gỗ kẻ truyền là thiết kế nhà truyền thống của người dân Bắc Bộ thời xưa, có kiến trúc dựa trên các thiết kế hoàng cung, mang lại sự sang trọng cho ngôi nhà. Nhà gỗ kẻ truyền đòi hỏi được thiết kế bằng gỗ với mái ngói cổ kính, với những trụ cột kèo chống giữa nhà, với sân vườn rộng rãi.


Kết cấu nhà kẻ truyền Bắc Bộ
Trong kiến trúc cổ Việt Nam, nhà gỗ kẻ truyền được dựng trên các cột gỗ to khỏe, rồi được dựng lên theo các vì, sau đó được nối với nhau bằng các xà ngang, xà ngưỡng liên hoàn tạo thành một bộ khung vững chắc. Sau khi bộ khung được dựng thì lợp mái và làm tường xung quanh. Nhà kẻ truyền thừa hưởng nét kiến trúc mộc mạc, tính giản dị và chuẩn mực giống như tính cách của người Bắc Bộ xưa.
Kết cấu nhà kẻ truyền có cấu trúc chung: 2 mái, chia gian và bao giờ cũng cùng có hiên.
Cột nhà: Có chức năng gánh trọng lực với những hàng cột từ bên ngoài vào trong: hàng cột hiên – hàng cột con – hàng cột cái – hàng cột cái – hàng cột con – hàng cột hậu.

Mái nhà: Phần mái luôn có độ dốc vừa phải, độ hếch ở phần góc mái tạo nên sự thanh thoát cho ngôi nhà. Các loại mái dùng để lợp nhà như ngói ta thủ công, ngói mũi hài, ngói vảy rồng.

Hoa văn trang trí: Tùy thuộc vào nhu cầu gia chủ có thể đục chạm các đường nét hoa văn đối xứng ở cửa, vách hai đầu hồi, vì kèo…. Các chi tiết hoa văn sẽ là những họa tiết hoa lá, vảy rồng, mây, tranh tứ quý,..

Gian giữa: thường được bố trí làm gian thờ có hoành phi treo ở trên bàn thờ, bàn thờ nằm giữa gian và sát vào vách hậu, vừa võng phía ngoài, câu đối có thể treo 1 đôi ở hai hàng cột con, hoặc 2 đôi ở hàng cột con và cột hậu. Bên ngoài bàn thờ thường bố trí sập.
Phân loại nhà kẻ truyền
Theo chất liệu
- Nhà gỗ mít
- Nhà gỗ lim
- Nhà gỗ xoan
Theo hình thức
Nhà kẻ truyền được phân loại theo số lượng gian và chái giống như những mẫu nhà cấp 4 truyền thống, bao gồm:
- Nhà kẻ truyền 3 gian
- Nhà kẻ truyền 5 gian, hay 3 gian 2 chái
- Nhà gỗ 7 gian, hay 5 gian 2 trái
- Nhà gỗ 9 gian, hay nhà 7 gian 2 trái
Với các hình thức như:
- Hai mái, hai đầu hồi bít đốc
- Bốn mái, hai mái phụ hai đầu hồi gọi là hai chái nhà. Mỗi trái nhà gồm có một hàng cột quân (có thể thêm 1 hàng cột hiên), các hàng cột này xoay vuông gốc với các hàng cột trong các gian chính).
- 8 mái chồng diêm
Trong đó nhà kẻ truyền phổ biến nhất là 3 gian, 5 gian, 3 gian 2 trái nó phù hợp với diện tích nhu cầu sử dụng và giá tiền.


Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng bạn có thêm được cho những kiến thức về mẫu nhà gỗ kẻ truyền cũng như là có thể phân loại được các dòng nhà kẻ truyền, các nguyên vật liệu cấu thành cũng như là cách thiết kế thi công nhà kẻ truyền đẹp nhé!
Kiến trúc xây dựng cũng phản ảnh nhiều nền văn hóa khác nhau cũng như là mô tả những nét đẹp truyền thống khác nhau của các lối kiến trúc nhà ở. Nếu nhử ở Nam Bộ hay ở Huế có nhà rường truyền thống thì ở Bắc Bộ thì có nhà gỗ kẻ truyền nổi tiếng. Để xây dựng được một căn nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ đúng chuẩn thì đó chính là cả một sự kỳ công của kiến trúc sư lẫn đội thợ thi công. 
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc cần tư vẫn thì hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số HOTLINE: 0984.097.970- 0984.030.989 để được tư vấn.
 
Vui lòng để lại số điện thoại
Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!
0984.030.989