Kiến trúc đình làng Việt Nam
Hình ảnh Cây đa – Bến nước – Sân Đình đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ từ hàng ngàn năm, một không gian bình dị gắn liền với đời sống sinh hoạt của cư dân miền nông nghiệp lúa nước. Không gian và Kiến trúc Đình làng là minh chứng cho tài nghệ xây dựng của ông cha ta, từ việc chọn địa điểm, quy hoạch hòa lẫn với thiên nhiên, dưới bóng mát rặng cây, soi bóng nước bên hồ, tận dụng hết ưu việt tự nhiên cho đến hình thức kiến trúc, tỉ lệ, vật liệu, màu sắc phù hợp với thẩm mỹ, điều kiện xây dựng địa phương.
Đình làng là gì?
Làng của người Việt xưa được hình thành từ một người hay một hộ gia đình đi làm kinh tế như khai hoang bở dặm, dần kéo theo nhiều hộ gia đình rồi sinh sôi nảy nở thành nhiều hộ gia đình khác, để bảo vệ khỏi thú dữ cũng như cướp bóc họ xây thành lũy trồng tre đao rãnh, kênh, mương nước chỉ để 1 cổng vào chính và 3 cổng phụ, cũng có làng chỉ một cổng vào và ra.
Cùng với những truyền thuyết, rồi tiến ngưỡng người dân tin vào thần linh, thổ địa họ thờ cúng thần linh và thành hoàng làng(người sáng lập ra ngôi làng đó, hay một nhân vật nào đó giúp dân làng trừ yêu diệt ma, có công cứu dân làng). Từ đó hình thành lên đình làng, cũng là nơi để giao lưu văn hóa hay sinh hoạt tập tục của làng, để gắn kết tình làng nghĩa xóm hơn.
Cho đến hiện nay, nhiều làng vẫn giữ được nét văn hóa phong tục tập quán của làng như các lễ hội văn hóa hay làng nghề truyền thống.
Tại sao đình không chọn hướng Đông Nam mà lại theo hướng Nam.
Đình làng cũng được thiết kế và quy hoạch chuẩn phong thủy. Địa lý xưa khi lão giáo và nho giáo du nhập vào Việt Nam, đình làng theo quy hoạch xưa là đình làng quay hướng nam, chứ không theo hướng đông nam. Bởi theo quan niệm của người xưa, Vì theo độ lệch của trái đất là 23° nghiêng so với trục bắc nam của trái đất và đường đi của trái đất quanh mặt trời bị lệch nên mới xuất hiện hai mùa rõ dệt đó là mùa nắng và mùa mưa. Hơn nữa mặt trời mọc ở hướng đông và lặn tại hướng tây. Vì thế hướng đông nam vào mùa mưa sẽ chịu tất cả các cơn bảo từ phía đông và nắng gắt từ phía mặt trời mọc. Chính vì vậy, ông cha ta đã chọn hướng nam xem như hướng thuận, mang ý nghĩa mưa thuận gió hòa.
Đình làng được xây dựng trên nền đất cao giáo thoáng mát, tạo vẻ uy nghi, mái đình thấp rũ xuống che chắn gió bảo, tạo không gian ấm cúng. Bên cạnh đó đình làng là nơi tâm linh, xuất phát từ cái tấm lòng con người, là công trình thiêng liêng.
Đình làng cũng thường gắn liền với khu ở của dân làng, thuận đường nối với các ngõ, thôn, thế đất thoáng đãng, tuân theo nguyên tắc địa lý phong thủy, phía trước thoáng đãng nhìn ra sông nước, có hồ nước tự nhiên hoặc nhân tạo theo nguyên tắc “Tụ thủy”.
Đặc điểm nổi bật của kiến trúc đình làng Việt
Đình làng là một ngôi nhà to lớn, rộng rãi và có thể được xem là một trong những ngôi nhà đẹp nhất Việt Nam thời cổ đại, được dựng lên bởi những cột gỗ to tròn thẳng tắp đặt trên những hòn đá lớn. Vì, kèo, xà dọc, xà ngang, xà gồ của đình cũng được làm làm bằng những loại gỗ tốt, có thể kể đến là gỗ lim. Tường của ngôi đình thường sẽ được xây dựng bằng gạch. Mái đình sẽ được lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi làm bốn góc đầu đao cong hoặc xây bít đốc. Trên nóc kiến trúc đình thông thường sẽ có hai con rồng chầu mặt nguyệt, người ta gọi đây là lưỡng long tranh châu hay lưỡng long chầu nguyệt.
Kiến trúc sân đình đồng thời được lát gạch. Phía trên đình làng được tạc hình con nghê, phía trước đình sẽ có hai cột trụ cao. Phía trong đình, có bàn thờ ở gian giữa, thờ cúng vị thần Thành hoàng, thần của làng. Trong đình còn có một chiếc trống cái dùng để để đánh lên theo nhịp ngũ liên nhằm thúc giục dân trong làng tụ họp tại đình để bàn tính các công việc của làng. Nhiều đình còn có các tấm bình phong, những nét điêu khắc thường thấy là Long Mã hoặc con hổ để trấn trạch.
Những đặc điểm nổi bật nhất trong kiến trúc đình
Bên cạnh kiến trúc tổng thể của đình làng thì những bức tượng thờ, cửa võng trang trí, các bức chạm khắc, hoành phi câu đối…. trong các ngôi đình cũng là điểm nổi bật, mang ý nghĩa như kể lại một câu chuyện nào đó của làng. Điển hình như đình làng Diềm (Bắc Ninh), xây dựng vào cuối thế kỷ XVII. Trong gian giữa của đình là bức chạm cửa võng với nét chạm khắc tinh xảo hình vân mây, rồng, hoa bốn cánh… Đồng thời, ngôi đình còn có nhiều hình khối chạm khắc nghệ thuật như những bức chạm: các cô thôn nữ, bát tiên, ông già ngồi đánh cờ… những khung cảnh sinh hoạt gần gũi này thể hiện những ao ước của người dân muốn có được cuộc sống bình yên và nhẹ nhàng. Nội dung của những bức chạm đồng thời cũng cho thấy tâm hồn bay bổng, mơ mộng của những nghệ nhân làng Việt thời bấy giờ.
Có thể nói, những người đã xây dựng những công trình đình lành đã gửi gắm một phần tâm trí của bản thân mình vào việc điêu khắc và chạm trổ. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn là nơi nghệ thuật dân gian sinh sôi và tỏa sáng. Những đường nét kiến trúc, chạm khắc trang trí của công trình còn tồn tại cho đến ngày nay vẫn là những câu chuyện lịch sử, nó thể hiện sự tài hoa của những người thợ thủ công.
Đơn vị uy tín thiết kế thi công đình làng uy tín
Trên đây là tất cả những thông tin về kiến trúc đình làng mà Lê Gia Group muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng, chúng tôi đã có thể hỗ trợ các bạn trong quá trình tìm hiểu về loại hình kiến trúc này. Nếu có nhu cầu thiết kế thi công đình làng, quý vị hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ.
Làng của người Việt xưa được hình thành từ một người hay một hộ gia đình đi làm kinh tế như khai hoang bở dặm, dần kéo theo nhiều hộ gia đình rồi sinh sôi nảy nở thành nhiều hộ gia đình khác, để bảo vệ khỏi thú dữ cũng như cướp bóc họ xây thành lũy trồng tre đao rãnh, kênh, mương nước chỉ để 1 cổng vào chính và 3 cổng phụ, cũng có làng chỉ một cổng vào và ra.
Cùng với những truyền thuyết, rồi tiến ngưỡng người dân tin vào thần linh, thổ địa họ thờ cúng thần linh và thành hoàng làng(người sáng lập ra ngôi làng đó, hay một nhân vật nào đó giúp dân làng trừ yêu diệt ma, có công cứu dân làng). Từ đó hình thành lên đình làng, cũng là nơi để giao lưu văn hóa hay sinh hoạt tập tục của làng, để gắn kết tình làng nghĩa xóm hơn.
Cho đến hiện nay, nhiều làng vẫn giữ được nét văn hóa phong tục tập quán của làng như các lễ hội văn hóa hay làng nghề truyền thống.
Tại sao đình không chọn hướng Đông Nam mà lại theo hướng Nam.
Đình làng cũng được thiết kế và quy hoạch chuẩn phong thủy. Địa lý xưa khi lão giáo và nho giáo du nhập vào Việt Nam, đình làng theo quy hoạch xưa là đình làng quay hướng nam, chứ không theo hướng đông nam. Bởi theo quan niệm của người xưa, Vì theo độ lệch của trái đất là 23° nghiêng so với trục bắc nam của trái đất và đường đi của trái đất quanh mặt trời bị lệch nên mới xuất hiện hai mùa rõ dệt đó là mùa nắng và mùa mưa. Hơn nữa mặt trời mọc ở hướng đông và lặn tại hướng tây. Vì thế hướng đông nam vào mùa mưa sẽ chịu tất cả các cơn bảo từ phía đông và nắng gắt từ phía mặt trời mọc. Chính vì vậy, ông cha ta đã chọn hướng nam xem như hướng thuận, mang ý nghĩa mưa thuận gió hòa.
Đình làng được xây dựng trên nền đất cao giáo thoáng mát, tạo vẻ uy nghi, mái đình thấp rũ xuống che chắn gió bảo, tạo không gian ấm cúng. Bên cạnh đó đình làng là nơi tâm linh, xuất phát từ cái tấm lòng con người, là công trình thiêng liêng.
Đình làng cũng thường gắn liền với khu ở của dân làng, thuận đường nối với các ngõ, thôn, thế đất thoáng đãng, tuân theo nguyên tắc địa lý phong thủy, phía trước thoáng đãng nhìn ra sông nước, có hồ nước tự nhiên hoặc nhân tạo theo nguyên tắc “Tụ thủy”.
Đặc điểm nổi bật của kiến trúc đình làng Việt
Đình làng là một ngôi nhà to lớn, rộng rãi và có thể được xem là một trong những ngôi nhà đẹp nhất Việt Nam thời cổ đại, được dựng lên bởi những cột gỗ to tròn thẳng tắp đặt trên những hòn đá lớn. Vì, kèo, xà dọc, xà ngang, xà gồ của đình cũng được làm làm bằng những loại gỗ tốt, có thể kể đến là gỗ lim. Tường của ngôi đình thường sẽ được xây dựng bằng gạch. Mái đình sẽ được lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi làm bốn góc đầu đao cong hoặc xây bít đốc. Trên nóc kiến trúc đình thông thường sẽ có hai con rồng chầu mặt nguyệt, người ta gọi đây là lưỡng long tranh châu hay lưỡng long chầu nguyệt.
Kiến trúc sân đình đồng thời được lát gạch. Phía trên đình làng được tạc hình con nghê, phía trước đình sẽ có hai cột trụ cao. Phía trong đình, có bàn thờ ở gian giữa, thờ cúng vị thần Thành hoàng, thần của làng. Trong đình còn có một chiếc trống cái dùng để để đánh lên theo nhịp ngũ liên nhằm thúc giục dân trong làng tụ họp tại đình để bàn tính các công việc của làng. Nhiều đình còn có các tấm bình phong, những nét điêu khắc thường thấy là Long Mã hoặc con hổ để trấn trạch.
Những đặc điểm nổi bật nhất trong kiến trúc đình
Bên cạnh kiến trúc tổng thể của đình làng thì những bức tượng thờ, cửa võng trang trí, các bức chạm khắc, hoành phi câu đối…. trong các ngôi đình cũng là điểm nổi bật, mang ý nghĩa như kể lại một câu chuyện nào đó của làng. Điển hình như đình làng Diềm (Bắc Ninh), xây dựng vào cuối thế kỷ XVII. Trong gian giữa của đình là bức chạm cửa võng với nét chạm khắc tinh xảo hình vân mây, rồng, hoa bốn cánh… Đồng thời, ngôi đình còn có nhiều hình khối chạm khắc nghệ thuật như những bức chạm: các cô thôn nữ, bát tiên, ông già ngồi đánh cờ… những khung cảnh sinh hoạt gần gũi này thể hiện những ao ước của người dân muốn có được cuộc sống bình yên và nhẹ nhàng. Nội dung của những bức chạm đồng thời cũng cho thấy tâm hồn bay bổng, mơ mộng của những nghệ nhân làng Việt thời bấy giờ.
Có thể nói, những người đã xây dựng những công trình đình lành đã gửi gắm một phần tâm trí của bản thân mình vào việc điêu khắc và chạm trổ. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn là nơi nghệ thuật dân gian sinh sôi và tỏa sáng. Những đường nét kiến trúc, chạm khắc trang trí của công trình còn tồn tại cho đến ngày nay vẫn là những câu chuyện lịch sử, nó thể hiện sự tài hoa của những người thợ thủ công.
Đơn vị uy tín thiết kế thi công đình làng uy tín
Trên đây là tất cả những thông tin về kiến trúc đình làng mà Lê Gia Group muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng, chúng tôi đã có thể hỗ trợ các bạn trong quá trình tìm hiểu về loại hình kiến trúc này. Nếu có nhu cầu thiết kế thi công đình làng, quý vị hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ.