Nét đẹp văn hóa tâm linh trong kiến trúc nhà thờ họ
Nhà thờ họ là một trong những đặc trưng kiến trúc của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mẫu nhà này là một nét đẹp trong văn hóa thờ cúng tâm linh của người dân nơi đây. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu về kiểu nhà gỗ cổ truyền này từ những thông tin ở bài viết dưới đây.
Ý nghĩa của kiến trúc nhà thờ họ
Tất cả những nghi thức tín ngưỡng diễn ra tại không gian kiến trúc nhà thờ họ từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa tâm linh của con người Việt Nam ta đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng, trung du Bắc Bộ và Trung Bộ. Những ngày được định sẵn cho việc thực hiện các nghi thức lễ bái ngoài việc để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn đến các vị Tổ tiên (ngày giỗ họ) cũng chính là dịp để con cháu trong dòng họ được gặp sỡ, sum vầy. Hơn 2000 dòng họ tại Việt Nam hiện nay có con cháu hầu như đã phân tán khắp nơi từ trong nước đến nước ngoài, phát triển theo muôn màu muôn vẻ. Chính vì thế mà nghi thức sinh hoạt, nghi thức tín ngưỡng tại không gian kiến trúc nhà thờ họ là cách để nhắc nhở, giáo dục con cháu luôn nhớ và tự hào về cội nguồn.
Kiến trúc nhà thờ
Kiểu kiến trúc nhà thờ phổ biến nhất là nhà chữ Nhất với 2 mái, ngoài ra cũng còn các loại 4 mái hoặc 8 mái với 3 – 5 gian. Đối với nhà 2 mái, triền phải phải thẳng, không làm cong tạo sự dứt khoát. Đối với 4 mái và 8 mái, góc mái cần làm cong hếch lên tạo sự thoát tục. Phần mái chiếm 2/3 chiều cao mặt đứng của công trình kiến trúc nhà thờ.
Các bờ nóc trong kiến trúc nhà thờ có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái gắn con kìm ở hai đầu bờ nóc, con so ở chỗ bờ quyết (bờ guột), con náp hoặc lạc long thủy quái… Diềm mái thường được trang trí bởi các họa tiết vân mây uốn lượn mềm mại. Đây là một trong những tiêu chuẩn về kiến trúc khi thiết kế kiến trúc nhà thờ họ.
Hoa văn trang trí và chạm khắc
Hoa văn trang trí sử dụng trong kiến trúc nhà thờ được lựa chọn đơn giản hơn các công trình tín ngưỡng công cộng lớn khác. Trang trí kiến trúc nhà thờ rất ít dùng hình tượng rồng mà hay sử dụng các hình tượng mang tính trang trí (như hình hoa lá, kỷ hà…), hoặc các biểu tượng thiêng thuộc tiêu chuẩn trang trí nhà thờ như Mặt Nguyệt, Đại tự, Vân mây... Một số ít nhà thờ của những dòng họ có người làm quan cũng vẫn trang trí hình rồng nhưng rất hạn chế và các hình rồng này thường được cách điệu, biến tấu (trúc hóa rồng, mai hóa rồng, mây hóa rồng, cá hóa rồng…). Theo quan niệm của Nho giáo thì rồng là biểu tượng cho tầng trên, đặc biệt là rồng có 5 móng chân tượng trưng cho Thiên tử, đó là lý do vì sao trang trí kiến trúc nhà thờ không chạm Rồng 5 móng.
Các hoa văn trang trí kiến trúc nhà thờ không những có ở phần mái mà còn được chạm khắc lên các thanh quá giang, vì kèo chồng rường… rất mềm mại và tinh tế. Trong kiến trúc cổ Việt Nam, chạm trổ hoa văn trang trí là phần quan trọng và thể hiện tinh thần, nét đặc trưng trong từng loại công trình, nét văn hóa của từng vùng miền. Hiện nay, để giảm chi phí xây dựng thì đã có kiến trúc nhà thờ họ bằng bê tông giả gỗ, các phù điêu có thể được đúc sẵn bằng bê tông từ khuôn cao su non có thể được nghệ nhân đắp trực tiếp bằng tay.
Tất cả những nghi thức tín ngưỡng diễn ra tại không gian kiến trúc nhà thờ họ từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa tâm linh của con người Việt Nam ta đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng, trung du Bắc Bộ và Trung Bộ. Những ngày được định sẵn cho việc thực hiện các nghi thức lễ bái ngoài việc để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn đến các vị Tổ tiên (ngày giỗ họ) cũng chính là dịp để con cháu trong dòng họ được gặp sỡ, sum vầy. Hơn 2000 dòng họ tại Việt Nam hiện nay có con cháu hầu như đã phân tán khắp nơi từ trong nước đến nước ngoài, phát triển theo muôn màu muôn vẻ. Chính vì thế mà nghi thức sinh hoạt, nghi thức tín ngưỡng tại không gian kiến trúc nhà thờ họ là cách để nhắc nhở, giáo dục con cháu luôn nhớ và tự hào về cội nguồn.
Kiến trúc nhà thờ
Kiểu kiến trúc nhà thờ phổ biến nhất là nhà chữ Nhất với 2 mái, ngoài ra cũng còn các loại 4 mái hoặc 8 mái với 3 – 5 gian. Đối với nhà 2 mái, triền phải phải thẳng, không làm cong tạo sự dứt khoát. Đối với 4 mái và 8 mái, góc mái cần làm cong hếch lên tạo sự thoát tục. Phần mái chiếm 2/3 chiều cao mặt đứng của công trình kiến trúc nhà thờ.
Các bờ nóc trong kiến trúc nhà thờ có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái gắn con kìm ở hai đầu bờ nóc, con so ở chỗ bờ quyết (bờ guột), con náp hoặc lạc long thủy quái… Diềm mái thường được trang trí bởi các họa tiết vân mây uốn lượn mềm mại. Đây là một trong những tiêu chuẩn về kiến trúc khi thiết kế kiến trúc nhà thờ họ.
Hoa văn trang trí và chạm khắc
Hoa văn trang trí sử dụng trong kiến trúc nhà thờ được lựa chọn đơn giản hơn các công trình tín ngưỡng công cộng lớn khác. Trang trí kiến trúc nhà thờ rất ít dùng hình tượng rồng mà hay sử dụng các hình tượng mang tính trang trí (như hình hoa lá, kỷ hà…), hoặc các biểu tượng thiêng thuộc tiêu chuẩn trang trí nhà thờ như Mặt Nguyệt, Đại tự, Vân mây... Một số ít nhà thờ của những dòng họ có người làm quan cũng vẫn trang trí hình rồng nhưng rất hạn chế và các hình rồng này thường được cách điệu, biến tấu (trúc hóa rồng, mai hóa rồng, mây hóa rồng, cá hóa rồng…). Theo quan niệm của Nho giáo thì rồng là biểu tượng cho tầng trên, đặc biệt là rồng có 5 móng chân tượng trưng cho Thiên tử, đó là lý do vì sao trang trí kiến trúc nhà thờ không chạm Rồng 5 móng.
Các hoa văn trang trí kiến trúc nhà thờ không những có ở phần mái mà còn được chạm khắc lên các thanh quá giang, vì kèo chồng rường… rất mềm mại và tinh tế. Trong kiến trúc cổ Việt Nam, chạm trổ hoa văn trang trí là phần quan trọng và thể hiện tinh thần, nét đặc trưng trong từng loại công trình, nét văn hóa của từng vùng miền. Hiện nay, để giảm chi phí xây dựng thì đã có kiến trúc nhà thờ họ bằng bê tông giả gỗ, các phù điêu có thể được đúc sẵn bằng bê tông từ khuôn cao su non có thể được nghệ nhân đắp trực tiếp bằng tay.