Những kinh nghiệm cần biết khi xây nhà thờ họ
Để xây được một nơi thờ cúng tổ tiên đúng chuẩn, sang trọng nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính quả là một điều khó khăn và cần có kinh nghiệm xây dựng nhất định. Trong bài viết này, Lê Gia Group sẽ chia sẻ đến quý khách một số kinh nghiệm khi xây dựng nhà thờ họ, từ đường.
NHÀ THỜ HỌ LÀ GÌ?
Nhà thờ họ (hay từ đường) là nơi thờ cúng tổ tiên và lưu giữ những di vật của các bậc tiền bối để lại. Hàng năm, vào những ngày lễ tết, thanh minh, con cháu từ khắp mọi miền tổ quốc lại về đây hội họp. Bởi vậy, nhà thờ họ là nơi linh thiêng của người Việt, gắn liền với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", được thiết kế tinh tế, dụng ý giúp con cháu trong họ và người ngoài hiểu về lịch sử họ tộc.
Thông thường, nhà thờ họ được xây dựng khá kiên cố với kiến trúc cổ truyền. Hình dáng nhà thường là hình chữ nhật với mái ngói đỏ và được chia thành từ 3 đến 5 gian. Bên trong họ là nơi cất giữ hiện vật có giá trị tinh thần và cần lưu giữ như: gia phả, văn tự cổ, bài vị, sắc phong của Vua,… sẽ được trưng bày tại nhà thờ họ. Điều này giúp con cháu luôn nhớ về cội nguồn và hiểu rõ hơn về thế hệ cha ông. Chính vì thế, nhà thờ họ thường được xây dựng với kiến trúc độc đáo và đẹp mắt, mang trong mình những gia trị văn hóa và nghệ thuật của dân tộc.
KIẾN TRÚC NHÀ THỜ HỌ
Kiến trúc nhà thờ họ (hay còn gọi là từ đường) là những công trình tín ngưỡng gần gũi với kiến trúc dân gian, là không gian dành riêng cho việc thờ cúng, lễ bái Tổ tiên đã khuất theo họ, chi họ. Nhà thờ họ cũng là nơi lưu giữ gia phả gốc, văn tự cổ, bài vị tổ tiên và các vật dụng tâm linh có liên quan đến tổ tiên dòng họ. Không gian này mang tính chất thuộc quyền sở hữu cá nhân, do 1 dòng họ hoặc chi họ đứng lên xây dựng chứ không mang tính cộng đồng như 1 số công trình tín ngưỡng công cộng khác. Do đó những công trình này thường có cấu trúc đơn giản gần như cấu trúc của nhà ở dân gian Việt Nam, mang lại không gian vừa đủ chứ không rộng lớn hoặc phức tạp như các công trình đình chùa thường thấy.
Nhà thờ họ (hay từ đường) là nơi thờ cúng tổ tiên và lưu giữ những di vật của các bậc tiền bối để lại. Hàng năm, vào những ngày lễ tết, thanh minh, con cháu từ khắp mọi miền tổ quốc lại về đây hội họp. Bởi vậy, nhà thờ họ là nơi linh thiêng của người Việt, gắn liền với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", được thiết kế tinh tế, dụng ý giúp con cháu trong họ và người ngoài hiểu về lịch sử họ tộc.
Thông thường, nhà thờ họ được xây dựng khá kiên cố với kiến trúc cổ truyền. Hình dáng nhà thường là hình chữ nhật với mái ngói đỏ và được chia thành từ 3 đến 5 gian. Bên trong họ là nơi cất giữ hiện vật có giá trị tinh thần và cần lưu giữ như: gia phả, văn tự cổ, bài vị, sắc phong của Vua,… sẽ được trưng bày tại nhà thờ họ. Điều này giúp con cháu luôn nhớ về cội nguồn và hiểu rõ hơn về thế hệ cha ông. Chính vì thế, nhà thờ họ thường được xây dựng với kiến trúc độc đáo và đẹp mắt, mang trong mình những gia trị văn hóa và nghệ thuật của dân tộc.
KIẾN TRÚC NHÀ THỜ HỌ
Kiến trúc nhà thờ họ (hay còn gọi là từ đường) là những công trình tín ngưỡng gần gũi với kiến trúc dân gian, là không gian dành riêng cho việc thờ cúng, lễ bái Tổ tiên đã khuất theo họ, chi họ. Nhà thờ họ cũng là nơi lưu giữ gia phả gốc, văn tự cổ, bài vị tổ tiên và các vật dụng tâm linh có liên quan đến tổ tiên dòng họ. Không gian này mang tính chất thuộc quyền sở hữu cá nhân, do 1 dòng họ hoặc chi họ đứng lên xây dựng chứ không mang tính cộng đồng như 1 số công trình tín ngưỡng công cộng khác. Do đó những công trình này thường có cấu trúc đơn giản gần như cấu trúc của nhà ở dân gian Việt Nam, mang lại không gian vừa đủ chứ không rộng lớn hoặc phức tạp như các công trình đình chùa thường thấy.
Hiện nay thông số diện tích phổ biến nhất khi xây dựng 1 công trình nhà thờ họ dao động ở mức 60 – 80m2 tùy và nhu cầu và điều kiện của dòng họ. Kiến trúc nhà thờ họ truyền thống thường được xây dựng 3 gian hoặc 5 gian đều là số lẻ theo thuyết ngũ hành – tam tài. Phương án làm mái có thể là nhà 1 tầng 2 mái, 4 mái hoặc 2 tầng 8 mái.
PHÂN LOẠI KIẾN TRÚC NHÀ THỜ HỌ
PHÂN LOẠI THEO THỜI GIAN
Cách phân loại này khá chung chung, dựa vào thời gian mới hay đã lâu để xác định kiến trúc nhà thờ.
Kiến trúc nhà thờ họ có niên đại sớm: Đây là những công trình nhà thờ họ được xây dựng từ lâu và hiện tại kiến trúc nhà thờ họ có niên đại sớm nhất còn tồn tại ở đồng bằng Bắc bộ là từ cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỷ XVIII (dựa theo kết quả điều tra của Viện Bảo tồn di tích – 2009). Những nhà thờ thời xưa có yêu cầu về vật liệu đơn giản hơn hiện nay, các cấu kiện khung gỗ nhỏ hơn và có thể dùng nhiều vật liệu có độ bền vững thấp.
Kiến trúc nhà thờ được xây dựng mới: Đa số những nhà thờ hiện nay đã được cải tạo, làm mới và xây mới với những vật tư hiện đại và yêu cầu kỹ thuật, chất lượng hơn. Nhà thờ họ ngày nay hầu hết xây dựng bằng gỗ và bê tông cốt thép giả gỗ. Không gian kiến trúc nhà thờ thường rộng hơn so với trước và khoảng 60-80m2 tùy nguồn lực tài chính của dòng họ.
PHÂN LOẠI THEO KIẾN TRÚC NHÀ THỜ TỔNG THỂ
Kiến trúc nhà thờ họ phổ biến nhất là ngôi nhà hình chữ Nhất nằm ngang, 1 tầng 2 mái trước và sau kiểu thu hồi bít dốc. Công trình này có kiến trúc tương tự những ngôi nhà truyền thống 2 mái thời xưa. Quy mô công trình 1 gian, 3 gian hay 5 gian tùy thuộc nhu cầu.
Kiến trúc nhà thờ họ chữ Nhị là kiểu ít phổ biến hơn với thiết kế 2 gian song song, gian ngoài là nơi tiếp khách và gian trong là nơi thờ cúng.
Kiến trúc nhà thờ họ kiểu 1 tầng 4 mái, 2 tầng 8 mái. Những dòng họ có điều kiện đầu tư nhiều thì có thể lựa chọn kiểu nhà thờ lớn và có phần độ sộ hơn với 4 mái hoặc 8 mái. Nhà 4 mái sẽ có 1 lớp mái với 4 mặt, nhà 8 mái sẽ có 2 lớp 4 mái xếp chồng lên nhau.
Kiến trúc nhà thờ họ mặt bằng chữ Công (工): Với quy mô lớn hơn, kiến trúc nhà thờ chữ Công có nhà chính diện và nhà bái đường song song nhau, được nối với nhau bằng 1 ngôi nhà gọi là thiêu hương, nơi làm lễ.
Kiến trúc nhà thờ họ chữ Quốc bao gồm 4 khối: 1 khối cổng tam quan, nhà thờ ở giữa và 2 khối dải vũ 2 bên tạo thành chữ Quốc. Sân được thiết kế ngay lối vào trước.
Kiến trúc nhà thờ mặt bằng chữ Đinh: Nhà thờ chữ Đinh thiết kế giống như kiến trúc chùa chữ Đinh, có nhà chính điện - thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật và được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước.
Kiến trúc nhà thờ có hậu cung: có gian thờ phụng riêng và có một phần diện tích nhỏ đằng sau nhà thờ để có thể thuận tiện trong việc sắp xếp đồ dùng, dụng cụ.
TIÊU CHUẨN VỀ KIẾN TRÚC NHÀ THỜ HỌ
Kiến trúc nhà thờ họ là công trình đơn giản và có hơi hướng giống với nhà ở dân gian Việt Nam, tuy nhiên đây là không gian chuyên dụng trong tín ngưỡng thờ cúng lễ bái Tổ tiên nên vẫn tồn tại nhưng tiêu chuẩn riêng. Để nhà thờ của dòng họ được tối ưu chuẩn công trình mang giá trị truyền thống và tâm linh thì gia chủ nên hiểu rõ về kiến trúc nhà thờ. Có một số đặc điểm, tiêu chuẩn kiến trúc & công năng cần chú ý tới như sau:
KHU ĐẤT XÂY DỰNG
Khi thiết kế kiến trúc nhà thờ, địa điểm khu đất thường được tách riêng khỏi nhà ở, có thể nằm trên khu đất riêng biệt hoặc trên khu đất thuộc khuôn viên của trưởng họ. Tùy thuộc vào điều kiện mà những thiết kế và kiểu kiến trúc sẽ được thực hiện linh hoạt sao cho mang đến không gian trang trọng, đẹp và hợp nhu cầu, phong thủy.
Theo quan niệm dân gian, một khu đất đẹp để xây nhà thờ được coi là lưng đất có thế tựa, tức là phía sau cao hơn phía trước và nền đất trái phải cao hơn nền đất phải, mặt trước thoáng đãng và có dòng thủy lưu chạy từ phải sang trái. Hướng được cho là tốt khi bố trí kiến trúc nhà thờ là hướng Nam, đây là hướng lành và luôn gắn liền với điều thiện. Hướng Nam cũng là hướng giúp mang lại sự ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, có thể nói đây là hướng tốt cho cả 4 mùa của tự nhiên. Khi thiết kế kiến trúc nhà thờ cũng cần dựa vào nhiều yếu tố khác để xem xét phong thủy phù hợp như tuổi của trưởng họ, thế đất nếu không được hoàn hảo như mong muốn thì có thể bố trí thêm hòn non bộ, ao hồ nhân tạo để đẹp và hợp lý hơn.
QUY MÔ KIẾN TRÚC NHÀ THỜ HỌ
Không có quy chuẩn nào về quy mô khi thiết kế kiến trúc nhà thờ họ, xây dựng lớn hay nhỏ, đơn giản hay đồ sộ cầu kỳ là do nhu cầu và điều kiện tài chính của mỗi dòng họ. Có thể xây dựng theo những phân loại kiến trúc nhà thờ như đã nói ở trên. Diện tích phổ biến nhất khi thiết kế kiến trúc nhà thờ là 60 – 80m2, kích thước gian giữa khoảng 5.5m, gian bên 2.7m, khẩu độ 4.5m, số diện tích còn lại sẽ dành cho sân vườn (cuốn thư, tiểu cảnh, gác chuông…) hoặc làm thêm phần hậu cung để thuận tiện cho để đồ đạc và chuẩn bị lễ bái.
KIẾN TRÚC NHÀ THỜ
Kiểu kiến trúc nhà thờ phổ biến nhất là nhà chữ Nhất với 2 mái, ngoài ra cũng còn các loại 4 mái hoặc 8 mái với 3 – 5 gian. Đối với nhà 2 mái, triền phải phải thẳng, không làm cong tạo sự dứt khoát. Đối với 4 mái và 8 mái, góc mái cần làm cong hếch lên tạo sự thoát tục. Phần mái chiếm 2/3 chiều cao mặt đứng của công trình kiến trúc nhà thờ.
Các bờ nóc trong kiến trúc nhà thờ có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái gắn con kìm ở hai đầu bờ nóc, con so ở chỗ bờ quyết (bờ guột), con náp hoặc lạc long thủy quái… Diềm mái thường được trang trí bởi các họa tiết vân mây uốn lượn mềm mại. Đây là một trong hững tiêu chuẩn về kiến trúc khi thiết kế kiến trúc nhà thờ họ.
HOA VĂN TRANG TRÍ VÀ CHẠM KHẮC
Hoa văn trang trí sử dụng trong kiến trúc nhà thờ được lựa chọn đơn giản hơn các công trình tín ngưỡng công cộng lớn khác. Trang trí kiến trúc nhà thờ rất ít dùng hình tượng rồng mà hay sử dụng các hình tượng mang tính trang trí (như hình hoa lá, kỷ hà…), hoặc các biểu tượng thiêng thuộc tiêu chuẩn trang trí nhà thờ như Mặt Nguyệt, Đại tự, Vân mây... Một số ít nhà thờ của những dòng họ có người làm quan cũng vẫn trang trí hình rồng nhưng rất hạn chế và các hình rồng này thường được cách điệu, biến tấu (trúc hóa rồng, mai hóa rồng, mây hóa rồng, cá hóa rồng…). Theo quan niệm của Nho giáo thì rồng là biểu tượng cho tầng trên, đặc biệt là rồng có 5 móng chân tượng trưng cho Thiên tử, đó là lý do vì sao trang trí kiến trúc nhà thờ không chạm Rồng 5 móng.
Các hoa văn trang trí kiến trúc nhà thờ không những có ở phần mái mà còn được chạm khắc lên các thanh quá giang, vì kèo chồng rường… rất mềm mại và tinh tế. Trong kiến trúc cổ Việt Nam, chạm trổ hoa văn trang trí là phần quan trọng và thể hiện tinh thần, nét đặc trưng trong từng loại công trình, nét văn hóa của từng vùng miền. Hiện nay, để giảm chi phí xây dựng thì đã có kiến trúc nhà thờ họ bằng bê tông giả gỗ, các phù điêu có thể được đúc sẵn bằng bê tông từ khuôn cao su non có thể được nghệ nhân đắp trực tiếp bằng tay.
VỀ CÔNG NĂNG
Kiểu thiết kế kiến trúc nhà thờ họ phổ biến nhất là nhà 3 gian với công năng khác nhau. Gian thờ ở chính giữa và 2 gian hồi ở 2 bên. Gian thờ chính bố trí ở giữa: Đối với kiến trúc nhà thờ, gian thờ chính là nơi thờ cúng và lễ bái Tổ tiên của dòng họ. Bàn thờ tổ được chia thành 2 hoặc 3 cấp. Cấp 1 ở ngoài cùng là bàn Ô sa, thường cao 1.27m, án gian thờ hay sập thờ, bài trí bộ đồ thờ tam sự, ngũ sự, óng hương, đài nến, bát hương, đỉnh đồng... Cấp 2 là bàn án hành hoặc 1 chiếc kệ đặt trên bàn thờ chính, nơi đặt ngai thờ, bài vị tổ. Tiêu chuẩn bàn thờ án hành thường cao 1.47m và đặt ở vị trí trong cùng gian thờ chính cao nhất, ngai thờ hay khám thờ được đặt chính giữa.
Gian hồi bố trí ở hai bên: Thông thường, hai gian thờ bên phải và bên trái của nhà thờ họ sẽ lập một bàn thờ bà cô, ông mãnh và bàn thờ cho nhà chi trưởng hoặc một bàn thờ bà mẹ việt nam anh hùng. Bà cô ông mãnh là những người mất khi còn trẻ, chưa lập gia đình. Theo quan niệm tâm linh, bà cô ông mãnh rất linh thiêng cần được thờ cúng cẩn thận.
Thông thường với tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc nhà thờ họ 3 gian sẽ có thể thêm một nhà ngang phụ gần như vuông góc với nhà chính để làm nơi tiếp khách, nấu nướng hoặc sẽ có thêm một phòng ngủ. Nhà ngang này cũng thường là chia theo gian tương ứng với công năng. Nhà thờ họ còn là nơi diễn ra các hoạt động tín ngưỡng và ăn giỗ họ, mọi người gặp nhau sum vầy nên các công năng khác như nơi nấu ăn hoặc sân, bàn trà cũng cần được chú ý.
Những kinh nghiệm giúp bạn trong khâu chuẩn bị xây dựng nhà thờ họ
1. Xác định quy mô công trình dựa trên cơ sở diện tích khu đất hiện có : Việc xác định quy mô công trình rất quan trọng vì nó liên quan đến công năng sử dụng và cấu trúc về tổng thể kiến trúc cảnh quan của khu đất, bên cạnh đó còn xác định được các công trình phụ trợ liền kề như : nhà ở gia đình nếu có, cảnh quan sân vườn, hồ sen, non bộ, bình phong, thủy đình …
Xác định được quy mô cũng đưa ra được giá trị dự toán về tổng mức đầu tư xây dựng giúp gia chủ có sự chuẩn bị chủ động về nguồn tài chính.
Xác định hình dánh kích thước và phong cách kiến trúc cổ giúp cho công trình có tính nhất quán mang lại giá trị về mặt thẩm mĩ cũng như công năng sử dụng của gia chủ
Chính vì thế quý khách hàng có nhu cầu làm nhà thờ họ hãy liên hệ với Lê Gia Group chúng tôi . Lê Gia Group là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong việc thiết kế và thi công các công trình nhà thờ họ - từ đường trên mọi miền tổ quốc.
2. Lựa chọn đơn vị thiết kế uy tín : Gia chủ nên lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực công trình văn hóa, công trình tâm linh, phải có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vể văn hóa và kiến trúc cổ truyền Việt Nam :
Bản vẽ thiết kế nhà thờ họ là thứ sẽ giúp gia chủ và cả người thiết kế có cái nhìn tổng quát nhất về cấu trúc của ngồi nhà thờ họ trước khi bắt tay vào công cuộc thi công xây dựng thành công trình hoàn thiện. Bản vẽ nhà thờ họ sẽ được đo đạc, thiết kế các kích thước của nhà và sân vườn theo thước lỗ ban và thể hiện cả cách bố trí nhà thờ họ sao cho hợp phong thủy. Nó sẽ giúp gia chủ tránh được việc phát sinh ngoài ý muốn cũng như tiết kiệm được chi phí xây dựng
Việc này giúp gia chủ có một cái nhìn tổng quan hơn về công trình mà sẽ dự định xây dựng trong tương lai, hơn thế nữa một công trình nhà thờ họ được thiết kế lưu giữ được những nét văn hóa kiến trúc Việt sẽ mang lại giá trị truyền thống, giá trị thẩm mỹ cao hơn cho công trình.
Hơn thế nữa với một đơn vị có kinh nghiệm trong thiết kế và thi công như Lê Gia Group , chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng lựa chọn các loại vật tư vật liệu để phục vụ xây dựng công trình một cách tốt nhất .Trong việc xây dựng nhà thờ thì vật liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nó quyết định độ vững chắc bền bỉ theo thời gian của ngôi nhà đó.Tuỳ vào mức độ đầu tư mà gia chủ có thể lựa chọn các loại nguyên liệu phù hợp khác nhau. Chúng tôi giúp gia chủ lập ra một bảng dự toán các hạng mục xây dựng trong công trình : như phần xây dựng, phần kết cấu gỗ, phần các chi tiết ốp lát đá, hạng mục nội thất.. giúp gia chủ kiểm soát tốt hơn trong quá trình thi công xây dựng tránh những phát sinh chi phí không đáng có.
3. Lựa chọn đơn vị thi công xây dựng : Việc này rất quan trọng, nó mang yếu tố quyết định để hiện thực hóa một thiết kế cho ra một công trình xây dựng mang đủ yếu tố về chất lượng cũng như đảm bảo về thẩm mỹ kiến trúc. Việc thi công phải có những nghệ nhân lành nghề có tay nghề lâu năm để thi công các chi tiết cấu kiện kết cấu gỗ cũng như đục trạm hoa văn, đắp vẽ các hoa văn tinh tế mang đậm nét văn hóa cổ truyền.
Lê Gia Group được biết đến là đơn vị thiết kế, thi công trọn gói nhà thờ, từ đường, được bảo hành công trình trong vòng 10 năm. Chúng tôi sẽ giúp bạn lập dự toán, khảo sát, thiết kế, thi công, lắp đặt nội, ngoại thất công trình một cách khoa học và tiết kiệm chi phí nhất, hạn chế tình trạng phát sinh chi phí đầu tư không mong muốn.
4. Lựa chọn , thiết kế các hạng mục nội thất trang trí bên trong : như cửa võng, cuốn thư, hoành phi câu đối, bàn thờ đồ thờ, đồ đồng, đồ trang trí phong thủy… Bạn cần phải hiểu được vị trí sắp xếp những đồ vật trong nhà thờ họ như thế nào để thuận tiện và đúng với nghi thức thờ cúng mới tạo được sự kính trọng cho tổ tiên.
Ngoài ra, kích thước nội thất cũng cần chọn đúng cung tốt cũng như vị trí thịnh để bố trí. Vì đôi khi thế nhà thờ rất thịnh nhưng khi bạn thiết kế hoặc đặt bàn thờ họ không thịnh thì sẽ làm giảm đi 50% tính hiệu nghiệm của thế phòng thờ. Hoặc nếu bạn không biết về cách sắp xếp đại cục của nội thất căn phòng này thì dù có thiết kế nhà thờ họ đang ở hướng rất tốt thì nó cũng trở nên xấu đi.
Một số điều bạn cần bận tâm là về mặt bố cục, màu sắc phù hợp. Bạn có thể kết hợp trang trí những biểu tượng, họa tiết truyền thống như rồng, hoa lá, vân xoắn,… để làm nổi bật lên với nét đẹp truyền thống.
5. Các nghi lễ trong xây dựng nhà thờ cũng là những điểm gia chủ cần lưu ý chú trọng : Lễ động thổ.,Lễ phạt mộc, lễ cất nóc, lễ khánh thành….