Ý nghĩa của thanh gỗ thượng lương trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Việt Nam
Trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Việt Nam, thượng lương là một trong những thanh gỗ quan trọng nhất để tạo nên cấu trúc chính của mái nhà. Thanh thượng lương thường được đặt ở vị trí cao nhất của khung mái và có vai trò chịu trọng lực của toàn bộ mái nhà.
Ý nghĩa của Thượng lương trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Việt Nam không chỉ đơn thuần là tạo nên khung mái vững chắc, mà còn mang lại giá trị tâm linh cho gia chủ. Thượng lương được coi là "cột mệnh" của nhà, tượng trưng cho may mắn, sức khỏe và sự bình an. Nó được xem là linh vật bảo vệ cho toàn bộ ngôi nhà và gia đình.
Lễ cất nóc đền thờ Bác Hồ tại chùa Hà Tiên, Vĩnh Phúc
Việc chọn vật liệu và khắc họa hoa văn trên thượng lương cũng được quan tâm đặc biệt để tôn lên giá trị tâm linh của ngôi nhà. Khi cất nóc ngôi nhà, thanh gỗ thượng lương sẽ được gia chủ tự tay đặt lên vị trí cố định với ý nghĩa lưu truyền lại truyền thống của gia đình cho các đời sau.
Trên thanh gỗ thượng lương thường được gia chủ đề thơ trên đó với hàm ý nhắc nhở, lưu truyền lại cho muôn đời sau.